Zürich (Zürich [ˈtsyːʁɪç]; tiếng Đức tại Zürich: Züri [ˈtsyri]) là thành phố lớn nhất của Thụy Sỹ (dân số: 366.145 vào năm 2004; dân số vùng nội thành: 1.091.732) và là thủ phủ của bang Zürich. Dân số của toàn khu đô thị là vào khoảng 1.3 triệu. Thành phố là trung tâm thương mại và văn hóa chính của Thụy Sỹ (thủ đô chính trị là Bern), và được xem như là một trong những thành phố toàn cầu trên thế giới. Theo một điều tra vào năm 2006, đây là thành phố với chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới.
Nguồn gốc của tên gọi có lẽ là từ Turus trong tiếng Celt, một bằng chứng được tìm thấy trên một tấm bia mộ có niên đại từ thời bị chiếm đóng bởi Đế chế La Mã trong thế kỉ thứ 2; tên cổ của thành phố dưới dạng La Mã là Turicum.
Kinh doanh, công nghiệp và thương mại
UBS, Credit Suisse, Swiss Re và nhiều tập đoàn tài chính khác đều đặt trụ sở tai Zurich, trung tâm thương mại của Thụy Sĩ. Zurich dẫn đầu thế giới về ngành ngân hàng, chủ yếu là nhờ vào Swiss bank secrecy. Hoạt động tài chính chiếm 1/4 hoạt động kinh tế của thành phố và Thị trường chứng khoán Thụy Sĩ cũng tọa lạc tại Zurich.
Năm 2006, GDP của vùng Zurich là 160 tỉ USD, bình quân đầu người là 45.000 USD
Đẫy là nhũng điểm đền lý tưởng trên thế giới
Ngày Du lịch thế giới được cử hành vào ngày 27 tháng 9, là ngày do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiêp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Copenhagen (phiên âm tiếng Việt: Cô-pen-ha-ghen; tiếng Đan Mạch: København, IPA: [kʰøb̥m̩ˈhɑʊ̯ˀn]) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Đan Mạch, đồng thời là thành phố lớn thứ hai trong khu vực Bắc Âu (chỉ thua thành phố Stockholm - thủ đô của Thuỵ Điển). Copenhagen có 1.153.615 cư dân (2008)[1]. Với công trình cầu Oresund nối liền hai quốc gia Đan Mạch-Thụy Điển, Copenhagen đã trở thành trung tâm của vùng đô thị Đan Mạch-Thụy Điển có tên là Oresund. Đây là vùng lớn nhất Scandinavia với dân số trên 3,5 triệu người[2]. Với cương vị thủ đô, Copenhagen là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trung ương của Đan Mạch
Các thắng cảnh
Tượng người cá (Den lille Havfrue), ở Langelinie, do Edvard Eriksen thiết kế theo yêu cầu của chủ hãng bia Carl Jacobsen, được khánh thành ngày 23.8.1913. Tượng thể hiện người cá Havfruen trong truyện thần tiên của Hans Christian Andersen, dựa theo khuôn mặt của nữ diễn viên Ellen Price và thân người dựa theo Eline, vợ của Edward Eriksen.
Công viên giải trí Tivoli, nằm giữa Quảng trường Tòa đô chính và Nhà ga xe lửa Copenhagen. Công viên được Georg Carstensen khai trương năm 1843, hồi đó nằm ngoài các bờ lũy, trong khu vực chưa có nhà cửa. (den ældste er Dyrehavsbakken)
Tháp tròn (Rundetårn), nguyên là đài quan sát thiên văn
Børsen (Khu giao dịch chứng khoán)
Nyboder
Christianshavn (khu thành phố mới)
Lâu đài Rosenborg
Amalienborg (dinh nữ hoàng)
Marmorkirken (Nhà thờ bằng đá hoa)
Fristaden Christiania
Thư viện hoàng gia (được gọi là Viên Kim cương đen)
Nhà hát thành phố (mới)
Amalienborg
Assistens Kirkegård
Christiania
Den lille havfrue (Tượng người cá)
Experimentarium
Fælledparken
Kastellet
Københavns Havn (Cảng Copenhagen)
Københavns Zoo (Vườn thú Copenhagen)
Langelinie
Nyboder
Operaen (Nhà hát Opera)
Rosenborg Slot (lâu đài Rosenborg)
Rundetårn (Tháp tròn)
Tivoli (Công viên giải trí Tivoli)
Tycho Brahe Planetarium (Mô hình vũ trụ Tycho Brah
Cuba, cũng được phiên âm ra tiếng Việt là Cu Ba, tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba (tiếng Tây Ban Nha : Cuba hay República de Cuba, IPA: [re'puβlika ðe 'kuβa]) là Quốc gia bao gồm đảo Cuba (hòn đảo hình con cá sấu vươn dài trên biển Caribe, cũng là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Đại Antilles), cùng với đảo Thanh Niên (Isla de la Juventud) và các đảo nhỏ xung quanh. Cuba nằm ở phía bắc Vùng Caribe ở giao điểm của của ba miền biển lớn: Biển Caribe, Vịnh Mexico và Đại Tây Dương. Cuba nằm ở phía nam miền đông Hoa Kỳ và Bahamas, phía tây Quần đảo Turks và Caicos và Haiti và phía đông Mexico. Quần đảo Cayman và Jamaica ở phía nam.
Cuba là quốc gia đông dân nhất vùng Caribe. Dân chúng và văn hóa Cuba kết hợp từ nhiều nguồn dựa trên quá trình nhân chủng, lịch sử và địa lý: bộ tộc người bản xứ Taíno và Ciboney, lịch sử thời kỳ Tây Ban Nha thống trị, chế độ đồn điền nhập cư nô lệ Châu Phi, và vị trí địa lý gần Hoa Kỳ. Hòn đảo này có khí hậu nhiệt đới nhưng điều hòa bởi vùng biển bao quanh; tuy nhiên vì nhiệt độ cao của Biển Caribe và địa thế hầu như chắn ngang Vịnh Mexico, Cuba hằng năm thường hứng chịu những trận bão lớn.
Cuba thuộc quyền sở hữu của người Tây Ban Nha trong 388 năm, được cai trị bởi một vị Toàn quyền tại Havana, với một nền kinh tế dựa trên trồng trọt nông nghiệp và xuất khẩu đường, cà phê và thuốc lá tới Châu Âu và sau này là tới Bắc Mỹ. Nước này bị Anh Quốc chiếm năm 1762, nhưng quay trở lại dưới quyền Tây Ban Nha vào năm sau. Dân số Tây Ban Nha đã tăng mạnh sau khi người định cư Tây Ban Nha rời Haiti khi lãnh thổ này được nhượng lại cho Pháp. Tương tự như tại các vùng khác của Đế chế Tây Ban Nha, một giới chủ đất giàu có với dòng máu Tây Ban Nha nắm quyền kinh tế và xã hội, tiếp đó là giới bình dân tiểu điền chủ người lai, pha trộn (Mestizo), giới lao động và những nô lệ da đen nguồn gốc Châu Phi.
Trong thập niên 1820, khi những vùng khác của Đế chế Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh nổi loạn và thành lập nên các nhà nước độc lập, Cuba tiếp tục trung thành, dù đã có một số khích động độc lập. Điều này một phần bởi sự thịnh vượng của những người định cư Cuba phụ thuộc vào thương mại xuất khẩu tới Châu Âu, một phần bởi lo ngại về một cuộc nổi loạn nô lệ (như đã xảy ra tại Haiti) nếu người Tây Ban Nha rút đi và một phần bởi người Cuba e ngại sự lớn mạnh của Hoa Kỳ hơn là họ ghét chính quyền cai trị thuộc địa Tây Ban Nha.
Một yếu tố khác là quá trình di cư liên tục của người Tây Ban Nha tới Cuba từ mọi tầng lớp xã hội, một khuynh hướng nhân khẩu đã không còn tồn tại tại các vùng thuộc địa khác của Tây Ban Nha từ nhiều thập kỷ trước đó góp phần làm giảm sự phát triển bản sắc quốc gia Cuba.
Sự gần gũi địa lý của Cuba với Hoa Kỳ gây ảnh hưởng rất mạnh trên lịch sử nước này. Trong suốt thế kỷ 19, các chính trị gia phương Nam Hoa Kỳ đã âm mưu sáp nhập hòn đảo này và coi đó là công cụ để tăng cường sức mạnh cho phe ủng hộ chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ, và luôn có một đảng tại Cuba ủng hộ chính sách đó. Năm 1848, một cuộc nổi dậy ủng hộ sáp nhập đã bị đập tan và đã có nhiều nỗ lực khác của các kẻ muốn ủng hộ sáp nhập nhằm xâm lược hòn đảo này từ Florida. Cũng có nhiều đề xuất tại Hoa Kỳ nhằm mua Cuba từ Tây Ban Nha. Trong mùa hè năm 1848, Tổng thống James Knox Polk đã bí mật cho phép đại sứ của mình tại Tây Ban Nha, Romulus Mitchell Saunders, đàm phán mua Cuba và đưa ra giá tới 100 triệu dollar, một khoản tiền lớn đáng ngạc nhiên ở thời điểm đó cho một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã từ chối vì không muốn mất một trong những vùng lãnh thổ cuối cùng của mình tại Châu Mỹ.
Sau cuộc Nội chiến Mỹ với thắng lợi của phương Bắc góp phần chấm dứt nỗi lo sáp nhập của phái ủng hộ chế độ nô lệ, làn sóng đòi độc lập tại Cuba xuất hiện trở lại, dẫn tới một cuộc nổi dậy năm 1868 do Carlos Manuel de Céspedes, một luật sư và chủ đất giàu có từ tỉnh Oriente, người đã trả tự do cho các nô lệ của mình, lãnh đạo. Ông tuyên chiến và được phong là Tổng thống Cộng hòa Cuba. Sự kiện này đã dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài được gọi là cuộc Chiến tranh Mười Năm giữa các lực lượng ủng hộ độc lập và Quân đội Tây Ban Nha, với đồng minh là những kẻ phản đối độc lập người địa phương. Người Mỹ đồng tình với mong muốn độc lập của Cuba, nhưng Hoa Kỳ không can thiệp quân sự hay thậm chí là công nhận tính hợp pháp của chính phủ Cuba, dù nhiều quốc gia Châu Âu và Mỹ Latinh đã làm như vậy. [6] Năm 1878, Hòa bình Zanjon chấm dứt cuộc xung đột, với lời hứa của Tây Ban Nha trao quyền tự trị rộng rãi hơn cho Cuba.
Hòn đảo này đã kiệt quệ sau cuộc xung đột dai dẳng đó và tình cảm độc lập tạm thời lắng dịu. Cũng có mối lo ngại rằng nếu người Tây Ban Nha rút đi hay nếu xung đột kéo dài, chủ nghĩa bành trướng Mỹ sẽ phát triển dẫn tới sự sáp nhập hòn đảo này. Trong giai đoạn 1879-1880, nhà yêu nước Cuba Calixto Garcia đã tìm cách khởi động một cuộc chiến khác, được gọi là "la guerra chiquita" (cuộc chiến nhỏ) trong lịch sử Cuba nhưng không nhận được nhiều sự hỗ trợ.[7] Một phần để vì áp lực của Mỹ, chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ năm 1886, cộng đồng thiểu số gốc Phi vẫn bị đàn áp cả về kinh tế và xã hội, dù đã được chính thức trao quyền bình đẳng năm 1893. Trong giai đoạn này, sự nghèo khổ tại các vùng nông thôn ở Tây Ban Nha do Cuộc cách mạng Tây Ban Nha năm 1868 và những hậu quả của nó khiến làn sóng người Tây Ban Nha di cư tới Cuba càng tăng thêm.
Nga (tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA [rɐˈsʲijə]), quốc danh hiện tại là Liên bang Nga(tiếng Nga: Российская Федерация (trợ giúp·chi tiết), chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya, IPA [rɐsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]), là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (châu Âu và châu Á)
Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới,và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường,[12] đóng vai trò quan trọng[13][14][15] trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết.[16] Nga có nền kinh tế đứng thứ tám hoặc thứ chín theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ sáu theo sức mua tương đương, với ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba theo PPP. Đây là một trong năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCO và EurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nhà nước Nga có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học,cũng như một truyền thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người.
Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga.[139]
Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa.
Đại Hàn Dân Quốc, giản xưng là Hàn Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國 (Đại Hàn Dân Quốc)/ Daehan Minguk), còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul (서울), một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.
Những chứng cứ khảo cổ học cho thấy bán đảo Triều Tiên đã có người sinh sống từ Thời đại đồ đá cũ.[9][10] Lịch sử Triều Tiên bắt đầu khi nước Cổ Triều Tiên thành lập 2333 TCN bởi Đàn Quân. Sau thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên, Triều Tiên trải qua triều đại Cao Ly (Goryeo) và triều đại Triều Tiên (Joseon) trong một đất nước thống nhất cho đến cuối Đế quốc Đại Hàn năm 1910, khi đó Triều Tiên bị Nhật Bản sáp nhập. Sau khi được giải phóng và bị chia cắt vào cuối Đệ nhị Thế chiến, quốc gia này trở thành hai nước là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc được thành lập năm 1948 như một nền dân chủ. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn. Kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một nên kinh tế lớn.
Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF.[12][13] Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.
Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây Bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam
Một trong những hiện vật nổi tiếng trong lịch sử của Hàn Quốc về khoa học và công nghệ là Cheomseongdae (첨성대, 瞻星臺), một đài quan sát cao 9,4 mét được xây dựng năm 634.
Mẫu bản in khắc gỗ Hàn Quốc xưa nhất còn sót lại là Kinh Đại bi tâm Đà la ni Mugujeonggwang.[19] Bản mẫu này được tin rằng đã được in tại Hàn Quốc vào năm 750-751 trước công nguyên, nếu đúng như vậy thì bản in này còn nhiều tuổi hơn Kim cương Kinh. Tơ Cao Ly được người phương Tây đánh giá cao và đồ gốm Hàn Quốc làm bằng gốm men ngọc màu xanh dương-xanh lá có chất lượng cao nhất và các thương gia Ả Rập săn lùng. Cao Ly đã có một nền kinh tế tấp nập với thủ đô thường xuyên được các thương gia từ khắp nơi trên thế giới ghé qua.
Trong thời kỳ Joseon những Geobukseon (tàu con rùa) được phát minh, sử dụng sàn gỗ và gai sắt, cùng các vũ khí khác như bigyeokjincheolloe (비격진천뢰, 飛擊震天雷) và hwacha.
Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc cũng được vua Thế Tông (Sejong) phát minh trong thời gian này.
Ẩm thực
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.
Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.
Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.
Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.
Dubai (tiếng Ả Rập: دبيّ Dubayy, phát âm tiếng Việt: Đu-bai) là một là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Trong cả nước, Dubai là tiểu vương quốc có dân số đông nhất và diện tích lớn đứng nhì sau Abu Dhabi.[5] Dubai và Abu Dhabi là hai tiểu vương quốc duy nhất có quyền phủ quyết những vấn đề chủ chốt mang tầm quan trọng quốc gia trong cơ quan lập pháp của đất nước.[6]
Tài liệu xưa nhất được ghi lại có đề cập đến Dubai là vào năm 1095, và dạng định cư đầu tiên dưới hình thức đô thị Dubai xuất hiện từ năm 1799. Dubai được bộ tộc Al Abu Falasa của bộ lạc Bani Yas thành lập chính thức vào đầu thế kỷ thứ 19. Năm 1892, Vương quốc Anh dự định bảo hộ Dubai nhưng Dubai vẫn nằm dưới quyền cai trị của bộ tộc Al Abu Falasa. Chính vị trí địa lý của Dubai khiến cho vương quốc này giữ vai trò là một trung tâm thương mại quan trọng. Đến đầu thế kỷ 20, Dubai trở thành một cảng chủ chốt. Vào năm 1966, năm dầu khí được phát hiện ra, Dubai và tiểu vương quốc Qatar lập nên một đơn vị tiền tệ mới thay thế đơn vị cũ là đồng Rúp Vịnh Ba Tư. Nền kinh tế dầu khí du nhập vào vương quốc này một lượng nhân công nước ngoài khổng lồ, và nhanh chóng bành trướng thành phố này lên 300% kèm theo việc thu về những lợi nhuận dầu khí quốc tế. Vương quốc Dubai hiện đại đã hình thành sau khi Vương quốc Anh rời khỏi khu vực này vào năm 1971. Vào thời điểm này, Dubai cùng với Abu Dhabi và bốn tiểu vương quốc khác đã tạo nên Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Một năm sau đó, Ras al Khaimah tham gia liên bang này. Riêng Qatar và Bahrain vẫn giữ nền quốc gia độc lập.
Năm 1974,liên minh tiền tệ với Qatar đã giải thể và đồng UAE Dirham của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất được phổ biến trên toàn liên bang. Năm 1979, một khu thương mại tự do được xây dựng xung quanh cảng Jebel Ali, cho phép các công ty nước ngoài nhập khẩu lao động và vốn xuất khẩu không hạn chế. Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 đã khiến cho thành phố có một tác động tiêu cực về tài chính khi những nhà đầu tư rút tiền và những nhà kinh doanh rút khỏi việc buôn bán. Nhưng sau đó, với sự thay đổi về cơ chế chính trị, thành phố đã phục hồi và dần phát triển mạnh.
Ngày nay, Dubai đã nổi lên như một thành phố toàn cầu và một trung tâm kinh tế.[7] Mặc dù nền kinh tế của Dubai được xây dựng dựa theo khuôn mẫu chung hiện tại của UAE là dựa vào ngành công nghiệp dầu khí, nhưng tương tự như các quốc gia phương Tây khác, mô hình kinh doanh của vương quốc này hiện đang thao túng nền kinh tế, hiệu quả thấy được là doanh thu chính của Dubai chủ yếu là từ du lịch, các dịch vụ tài chính và bất động sản.[8][9][10] Gần đây, Dubai đã thu hút sự chú ý của thế giới thông qua các dự án xây dựng đổi mới có tính sáng tạo và những sự kiện thể thao lớn. Sự gia tăng chú ý này đã làm nổi bật lên các vấn đề về quyền lao động và nhân quyền liên quan đến lực lượng lao động chủ yếu đến từ vùng Nam Á.[11] Do kết quả của suy thoái kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, thị trường bất động sản của Dubai đã trải qua sự suy giảm lớn trong năm 2008 và 2009.[12]
Thành phố biển Dubai được đánh giá là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, là trung tâm hàng không của khu vực. Ngoài ra còn là một thành phố quốc tế, thể thao, khách sạn, du lịch, triển lãm, tài chính, truyền thông, kinh tế, công nghệ, kiến trúc và xây dựng.[13] Ốc đảo Dubai Silicon là một công viên công nghệ vi điện tử hiện đang được phát triển ở Dubai. Mặc dù phần lớn diện tích trong 7,2 km2 của dự án phục vụ cho thương mại, dự án này vẫn có khu dân cư và cửa hàng bán lẻ.[14][15] Ốc đảo Dubai Silicon là sở hữu toàn quyền của Chính phủ Dubai, hoạt động như là một khu vực tự do dành cho các công ty chất bán dẫn, vi điện tử và công nghệ cao, cung cấp đầu mối thị phần các thiết bị công nghệ cho thế giới
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य Bharat; Trung Quốc gọi là: Thiên Trúc (天竺), Quyên Độc (身毒)) là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.
Những địa điểm cư trú Thời đồ đá với những bức tranh tại Bhimbetka, Madhya Pradesh là những dấu vết sớm nhất từng biết về đời sống con người tại Ấn Độ hiện nay. Những khu định cư thường xuyên sớm nhất được biết đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, và dần phát triển vào Văn minh lưu vực sông Ấn, đã bắt đầu từ khoảng năm 3300 TCN và lên tới tột đỉnh từ khoảng giữa năm 2500 TCN và 1500 TCN. Các thành phố của nền văn hóa này có những đặc tính đô thị và khoa học tiến bộ như những hệ thống thoát nước dân sự ở mức độ cao. Tiếp sau nó là Văn minh Vệ Đà, do các bộ tộc Ấn-Aryan từng lập ra các cơ sở cổ đại của Ấn Độ giáo và các khía cạnh văn hóa khác tạo ra. Trong những văn bản Vedic cổ và thần thoại Ấn Độ, vùng đất được coi là Bharatavarsha. Từ khoảng năm 550 TCN, nhiều vương quốc độc lập như Mahajanapadas đã được lập nên khắp đất nước. Nước này có một văn hóa tôn giáo rất phức tạp, là nơi sinh ra Đạo Giai na và Phật giáo. Các trường học cổ đã xuất hiện ở Taxila, Nalanda, Pataliputra và Ujjain.
Cuối thế kỉ thứ 3 TCN, vương triều Maurya của Chandragupta Maurya và Ashoka Đại đế đã thống nhất hầu hết Nam Á hiện nay. Từ năm 180 TCN, một loạt các cuộc tấn công từ Trung Á của người Ấn-Hy Lạp, Ấn-Scythia, Ấn-Parthia và Kushan xảy ra ở phía tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 3 TCN, vương triều Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là "Thời đại vàng son" trong lịch sử cổ đại Ấn Độ. Ở phía nam, các vương triều Chalukya, Rashtrakuta, Chera, Chola, Pallava và Pandya nổi lên ở những giai đoạn khác nhau. Khoa học, Cơ khí, nghệ thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, tôn giáo và triết học phát triển mạnh dưới thời cai trị của triều đại này.
Tháp Sanchi tại Sanchi, Madhya Pradesh do hoàng đế Ashoka xây dựng ở thế kỷ thứ 3 TCN
Sau những cuộc xâm lược từ Trung Á, giữa thế kỷ thứ 10 và 12, đa phần bắc Ấn Độ đã thuộc quyền cai quản của Vương quốc Hồi giáo Delhi và Đế quốc Môgôn. Dưới triều Akbar Đại đế, kinh tế và văn hóa Ấn Độ phát triển không ngừng cùng với chính sách dung hòa tôn giáo. Các hoàng đế Môgôn cũng dần dần mở rộng quyền kiểm soát của mình ra toàn tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều vương quốc bản xứ cũng phát triển mạnh, đặc biệt ở phía nam, như Đế chế Vijayanagara hay Đế quốc Maratha. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, nhiều nước Châu Âu, gồm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh Quốc, ban đầu đến Ấn Độ với tư cách là những nhà buôn, sau đó lợi dụng tình trạng bất hòa trong các mối quan hệ giữa các vương quốc để thành lập ra các thuộc địa ở Ấn Độ. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộo quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc cổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất (trong tiếng Anh gọi là Sepoy Mutiny), cuộc nổi dậy không thành công vì nó đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh. Vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh quản lý trực tiếp.
Mahatma Gandhi (phải), "Người Cha của Dân tộc" tại Ấn Độ với Muhammad Ali Jinnah, "Người Cha của Quốc gia" tại Pakistan; ảnh chụp tại Bombay (hiện nay là Mumbai) năm 1944
Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành, dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự với lời tuyên thệ ahimsa - bất bạo động - và họ đã hành động đúng như vậy. Gandhi sẽ dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc hành trình muối Dandi (Dandi Salt March) để thách thức thuế muối, và một cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh "Rời khỏi Ấn Độ". Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947 - 565 tiểu quốc do các ông hoàng cai trị đã thống nhất với các tỉnh từ thời thuộc địa Anh để lập nên một quốc gia duy nhất, nhưng chỉ sau khi các tỉnh có đa số người Hồi giáo đã tách ra, hậu quả của chiến dịch ly khai do Liên đoàn Hồi giáo lãnh đạo, để thành lập Pakistan. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ có tranh chấp biên giới còn chưa giải quyết xong với Trung Quốc, vụ việc này đã leo thang trở thành một cuộc Chiến tranh Trung-Ấn ngắn ngủi năm 1962; và với Pakistan, dẫn tới các cuộc chiến tranh năm 1947, 1965, 1971 và năm 1999 tại Kargil. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hiệp quốc. Năm 1974, Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngầm dưới đất, khiến họ trở thành thành viên không chính thức của "câu lạc bộ hạt nhân". Sau đó họ tiến hành thêm năm vụ thử nghiệm nữa trong năm 1998. Những cải cách kinh tế đáng chú ý diễn ra từ năm 1991 đã biến Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, làm tăng vị thế của họ trong vùng và trên toàn thế giới.
Đài Loan (Chữ Hán chính thể:臺灣 hoặc 台灣; Chữ Hán giản thể: 台湾; Bính âm: Táiwān; Wade-Giles: T'ai-wan; tiếng Đài Loan: Tâi-oân) là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines. Từ "Đài Loan" cũng thường được dùng để chỉ lãnh thổ do nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) quản lý, bao gồm các đảo Đài Loan (gồm có đảo Lan Tự và Lục Đảo), quần đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến, đồng thời THDQ cũng kiểm soát đảo Thái Bình và Quần đảo Đông Sa ở Biển Đông.
Đảo chính của Đài Loan cũng từng được gọi trong một số ngôn ngữ phương Tây là Formosa cho đến thập niên 1960 (các thủy thủ người Bồ Đào Nha gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là "hòn đảo xinh đẹp"), phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo này dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới
Bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã có sự hiện diện của ở Đài Loan đã có từ 30.000 năm trước, mặc dù những cư dân đầu tiên của Đài Loan có thể đã không có chung nguồn gốc với bất kỳ nhóm dân tộc nào hiện nay trên đảo. Khoảng 4.000 năm trước, tổ tiên của thổ dân Đài Loan ngày nay đã định cư tại đảo. Những người này có đặc tính di truyền gần gũi với các dân tộc Nam Đảo và có họ hàng với người Mã Lai, người Indonesia hay người Philippines và với cả những người Polynesia ở phía đông châu Đại Dương hiện nay, và các nhà ngôn ngữ học phân loại các ngôn ngữ của họ thuộc về Ngữ hệ Nam Đảo.
Có nhiều khác biệt trong thư tịch từ thời cổ Trung Quốc cho thấy người Hán có thể đã biết đến sự tồn tại của đảo chính Đài Loan kể từ thời Tam Quốc (230 CN), và phân chia các đảo xa bờ biển Trung Hoa này thành Đại Lưu Cầu (Đài Loan) và Tiểu Lưu Cầu (có thể là Quần đảo Ryukyu của Nhật Bản ngày nay). Người Hán bắt đầu định cư tại quần đảo Bành Hồ trong những năm 1200, nhưng họ đã gặp phải sự chống đối của các bộ tộc bản địa, thêm vào đó là thổ dân trên đảo không có các mặt hàng tốt hay sản vật đặc sắc để có thể giao thương, thế nhưng "thỉnh thoảng vẫn có người mạo hiểm hay các ngư dân đến trao đổi hàng hóa" cho đến thế kỷ thứ 16
Đài Loan đã công nghiệp hóa một cách nhanh chóng trong nửa cuối của thế kỷ 20, và điều này được mệnh danh là “Thần kỳ Đài Loan” (台灣奇蹟 Đài Loan cơ tích) . Đài loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á (hay 4 con hổ Châu Á).
Năm 1962, Đài Loan có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người là 170 đô là Mỹ, chỉ tương được với Zaire và Cộng hòa Congo. Năm 2008 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 đô là Mỹ, Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cũng tương đương với các nước phát triển. HDI của Đài Loan năm 2007 là 0,943 (xếp thứ 27, rất cao)[37], và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cách tính mới của Liên Hiệp Quốc.
Đài Loan ngày nay có một nền kinh tế năng động, tư bản, dựa vào xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Một số ngân hàng và các hãng công nghiệp lớn do chính quyền điều hành đã được tư nhân hóa. Tăng trưởng GDP thực trung bình là 8% trong suốt gần 3 thập kỷ gần dây. Xuất khẩu là động lực chính cho công nghiệp hóa. Thặng dư thương mại khá lớn và dự trữ ngoại hối của Đài Loan đứng thứ 5 thế giới tỉnh đến 31 tháng 12 năm 2007[38]
Đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế Đài Loan là rất nhỏ, chỉ chiếm 2% so với 35% vào năm 1952. Từ những năm 1980, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công đã dần di dời ra hải ngoại và được thay thế với các ngành đòi hỏi tính kỹ thuật cũng như vốn đầu tư lớn. Các khu công nghệ cao đã có mặt tại tất cả các vùng tại Đài Loan. Đài Loan trở thành một trong các nhà đầu tư nước ngoài chính tại Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Theo ước tính năm 2003, có khoảng 50.000 doanh nhân và người làm ăn cũng như gia đình của họ sống tại CHNDT
Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt
Cộng hòa Pháp, hay Pháp, là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.
Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của họ, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Antilles Hà Lan. Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy dưới Eo biển Anh (La Manche trong tiếng Pháp).
Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền (unitary semi-presidential republic). Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen).
Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân.
Pháp lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12 tháng 4 năm 1973.
Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất cho du khách, riêng bãi biển thích hợp đi vào tháng Năm. Nhiệt độ không quá tệ vào mùa thu, dù ngày ngắn, ánh nắng ít và khí lạnh bắt đầu kéo đến vào cuối mùa. Mùa đông có tuyết phủ ở vùng Alps nước Pháp và Pyrenees, dù kỳ nghỉ Giáng sinh khiến nơi nơi đều đông đúc. Từ giữa tháng 7 đến tháng 8 là khi người thành phố nghỉ thường niên 5 tuần đến bờ biển và núi, thành phố vắng vẻ đi chút ít. Vào tháng 2 và tháng 3 cũng như vậy.
Paris – Kinh đô ánh sáng, thủ đô nước Pháp.
Bordeaux – thành phố của rượu vang, trung tâm vùng Tây Nam nước Pháp.
Bourges – thủ đô trung niên, thủ đô của trung tâm nước Pháp.
Cannes – thành phố tổ chức Liên hoan phim Cannes hằng năm.
Lille: thành phố thứ 4 của Pháp. Thủ đô vùng Bắc Pháp. Có vô số kiến trúc xinh đẹp.
Lyon, thành phố lịch sử từ thời La Mã đến Kháng chiến, nổi tiếng với nhiều nhà hàng.
Marseille: cảng lớn nhất trung tâm của Provence
Nice: một khu nghỉ dưỡng chính của vùng French Riviera, cửa ngõ Monaco
Strasbourg: thành phố lịch sử của nước Pháp.
Nantes: Thành phố màu xanh lớn nhất nước Pháp. Là địa điểm sinh sống tốt nhất ở châu Âu.
Những địa điểm du lịch khác:
The Canal du Midi: một trong những con đường thủy nội địa nổi tiếng nhất thế giới, Canal du Midi xây dựng từ thế kỷ 17 để nối Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, hiện nay là một trong những di sản được UNESCO công nhận.
Công viên Disneyland Paris
Công viên Asterix
Nhiều lâu đài cổ lộng lẫy như Lâu đài Chambord, lâu đài Versailles
Tháp Eiffel nổi tiếng
Các bảo tàng như Bảo tàng Claude Monet, bảo tàng Tapisserie de Bayeux.
Khải Hoàn Môn
Đại lộ Champs Elysses
Hãng hàng không chính Air France và nhiều hãng hàng không khác kết nối Paris với nhiều nước trên toàn cầu. Một số thành phố khác của Pháp đều có các đường bay quốc tế như Bordeaux, Lyon, Marseille, Nice, Strasbourg và Toulouse.
Paris cũng là thành phố có nhiều xe bus, tuy chậm lại không thoải mái bằng xe lửa nhưng giá rẻ. Dưới 26 và trên 60 tuổi đều được giảm giá 10%.
Ngoài máy bay, các nước châu Âu lân cận khác còn có thể đến Pháp bằng đường xe bus, phà hay xe lửa rất an toàn.
Đi lại tại Pháp
Air France là hãng hàng không chính trong nước, cùng easyJet là 2 hãng hàng không nối kết các thành phố tại Pháp với nhau.
Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm về phía tây bắc của châu Âu. Dân số của Anh chiếm hơn 83% tổng số dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và chiếm phần lớn diện tích của đảo Anh. Anh tiếp giáp với Scotland về phía bắc và Wales ở phía tây. Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ireland, Đại Tây Dương và eo biển Măng-sơ. Anh được thống nhất vào thế kỷ 10 và tên của nước này, "England", có nguồn gốc từ người Angles, một trong một số các bộ tộc Đức đến định cư trên vùng lãnh thổ này vào thế kỷ 5 và 6. Thủ đô của Anh, Luân Đôn (London), là thành phố lớn nhất của vương quốc, đồng thời được phần lớn các nghiên cứu xác nhận là thành phố lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Đây cũng là nơi ra đời của cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỉ 18, đưa nước Anh trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và sau đó là Đế chế Anh hùng mạnh có hệ thống thuộc địa khắp thế giới với biệt danh: "đất nước Mặt Trời không bao giờ lặn". Nước Anh cũng là một trong những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Đây là nơi khởi nguồn của tiếng Anh, thứ ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới và Giáo hội Anh. Luật pháp của Anh cũng là nền tảng cho nhiều hệ thống pháp luật khác tại nhiều nước trên thế giới. Anh tồn tại như một vương quốc độc lập riêng lẻ cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1707, khi Đạo luật Thống nhất được ban hành, hợp nhất nước này với Vương quốc Scotland để thành lập Vương quốc Đại Anh (Great Britain). Ngày nay, Anh là một quốc gia nằm trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng với Scotland, Wales và Bắc Ireland. Người ta thường nói đi du lịch là khám phá thêm một nền văn hóa mới, nước Anh xinh đẹp là một trong những vùng đất mà bạn có thể khám phá ra rất nhiều điều kỳ thú khi đến vùng đất này. Nước Anh, trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị lớn trên thế giới. Đến với nước Anh, bạn sẽ không chỉ bị hấp dẫn bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi những nét độc đáo trong văn hóa nghệ thuật cũng là một trong những vẻ độc đáo quyến rũ du khách đến với quốc đảo xinh đẹp này. Trong hành trình đến với nước Anh, bạn sẽ thật sự thích thú với những hoạt động văn hóa hết sức sôi động bới các triển lãm văn hóa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tinh hoa văn hóa độc đáo của các viện bảo tàng lớn và quy mô ở khắp nước Anh. Theo Ban tổ chức Thăm Anh quốc (VisitBritain) cho biết, gần 2/3 lượng khách tiềm năng của đất nước này cảm thấy hứng khởi khởi với các chương trình triển lãm và viện bảo tàng. Tại London và một số thành phố còn có nhiều chương trình hòa nhạc với quy mô lớn thu hút rất nhiều khách du lịch. Theo con số thăm dò mới nhất, khoảng 49% lượng du khách có nhu cầu tới xem các chương trình hòa nhạc. Trong khi đó, 22% số dân Anh lại lựa chọn phương thức giải trí văn hóa cho những kỳ nghỉ của mình. Tiếp quản ngọn đuốc Olympic từ Bắc Kinh sau Thế vận hội Thể thao Trung Quốc năm 2008, London sẽ trở thành nơi đăng cai Thế vận hội thể thao vào năm 2012. Dẫn đầu trào lưu này là Liverpool, Thủ đô Văn hóa châu Âu dự kiến sẽ chào đón thêm khoảng 2 triệu khách du lịch hòa nhịp vào chuỗi 300 sự kiện văn hóa liên tiếp trong năm.
Theo Báo cáo tính cạnh tranh du lịch và lữ hành, Đức được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch an toàn nhất trên toàn thế giới. Đức cũng là nước có lượng du khách tham quan đông thứ ba tại châu Âu, với tổng cộng 369 triệu lượt khách-nghỉ qua đêm trong năm 2008[3][4]. Con số này bao gồm 56,5 triệu lượt nghỉ qua đêm của du khách nước ngoài, phần lớn các khách du lịch nước ngoài trong năm 2009 đến từ Hà Lan, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ (xem bảng).
Các cơ quan chính thức quản lý ngành du lịch ở Đức là Cục Du lịch quốc gia Đức, có văn phòng đại diện du lịch quốc gia trên thế giới của tại 29 quốc gia. Khảo sát ý kiến do Cục này tiên hành cho kết quả điều tra ý kiến du khách về nhận thức và lý do đi du lịch Đức: văn hóa (75%), ngoài trời / nông thôn (59%), thành phố (59%), sự sạch sẽ (47%), anh ninh (41%), tính hiện đại (36%), khách sạn tốt (35%), ẩm thực tốt (34%), khả năng tiếp cận tốt (30%), chủ nghĩa thế giới / dịch vụ du lịch (27%), cơ hội mua sắm tốt (21%), cuộc sống về đêm sôi động (17% ) và giá tốt / tỷ lệ tính năng (10%). [²]
Hơn ba mươi phần trăm người Đức đi nghỉ trong nước, điều này cho thấy rằng người Đức thích đi du lịch trong phạm vi đất nước của họ. Với hơn 133 triệu lượt du khách nước ngoài (2008) Đức được xếp hạng thứ 7 trong các quốc gia trên thế giới về điểm đến được nhiều du khách tham quan nhất.. Tổng số 27,2 tỷ Euro chi tiêu cho đi du lịch và du lịch, tương đương với 3,2% của GNP của Đức.
Trong lịch sử, các thành phố và các phong cảnh đã được người dân Đức tham quan giải trí và mục đích giáo dục. Từ cuối thế kỷ 18 trở đi, các thành phố như Dresden, München, Weimar và Berlin đã là các điểm dừng chính của Grand tour châu Âu. Các suối nước nóng ở phía bắc và biển Baltic, cũng như dọc theo thung lũng sông Rhine đặc biệt phát triển trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và kể từ cuối thế chiến II, du lịch đã mở rộng đáng kể do nhiều du khách ghé thăm Đức để trải nghiệm một cảm nhận của lịch sử châu Âu
Bảng dưới đây cho thấy sự phân bố của số lượt đêm lưu trú của khách quốc tế trong từng chi tiêu tính theo mười sáu bang của Đức trong năm 2008. Với 76,91 triệu đêm lưu trú tại các khách sạn, nhà khách hoặc các phòng khám, Bayern là bang có lượng du khách tham quan nhiều nhất, với 14.300 đêm mỗi 1.000 cư dân, Mecklenburg-Vorpommern có mật độ du khách cao nhất.
Bang # số đêm năm 2008 trong đó du khách nước ngoài đêm/dân
Baden-Württemberg 43,2 triệu 8,0 triệu 4,1
Bayern 76,91 triệu 17,30 triệu 6,1
Berlin 17,77 triệu 6,18 triệu 5,2
Brandenburg 9,41 triệu 0,86 triệu 3,7
Bremen 1,65 triệu 0,34 triệu 4,2
Hamburg 7,6 triệu 1,2 triệu 4,3
Hesse 27,30 triệu 6,9 triệu 4,5
Mecklenburg-Vorpommern 23,83 triệu 1,07 triệu 14,3
Rhineland-Palatinate 18,5 triệu 4,7 triệu 4,6
Saarland 2,26 triệu 0,32 triệu 2,2
Saxony 15,70 triệu 1,63 triệu 3,7
Saxony-Anhalt 6,70 triệu 0,52 triệu 2,8
Schleswig-Holstein 21,07 triệu 2,40 triệu 7,4
Thuringia 8.68 triệu 0,60 triệu 3,8