Du Lich Đài Loan

Đài Loan (Chữ Hán chính thể:臺灣 hoặc 台灣; Chữ Hán giản thể: 台湾; Bính âm: Táiwān; Wade-Giles: T'ai-wan; tiếng Đài Loan: Tâi-oân) là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines. Từ "Đài Loan" cũng thường được dùng để chỉ lãnh thổ do nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) quản lý, bao gồm các đảo Đài Loan (gồm có đảo Lan Tự và Lục Đảo), quần đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến, đồng thời THDQ cũng kiểm soát đảo Thái Bình và Quần đảo Đông Sa ở Biển Đông. Đảo chính của Đài Loan cũng từng được gọi trong một số ngôn ngữ phương Tây là Formosa cho đến thập niên 1960 (các thủy thủ người Bồ Đào Nha gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là "hòn đảo xinh đẹp"), phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo này dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới Bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã có sự hiện diện của ở Đài Loan đã có từ 30.000 năm trước, mặc dù những cư dân đầu tiên của Đài Loan có thể đã không có chung nguồn gốc với bất kỳ nhóm dân tộc nào hiện nay trên đảo. Khoảng 4.000 năm trước, tổ tiên của thổ dân Đài Loan ngày nay đã định cư tại đảo. Những người này có đặc tính di truyền gần gũi với các dân tộc Nam Đảo và có họ hàng với người Mã Lai, người Indonesia hay người Philippines và với cả những người Polynesia ở phía đông châu Đại Dương hiện nay, và các nhà ngôn ngữ học phân loại các ngôn ngữ của họ thuộc về Ngữ hệ Nam Đảo. Có nhiều khác biệt trong thư tịch từ thời cổ Trung Quốc cho thấy người Hán có thể đã biết đến sự tồn tại của đảo chính Đài Loan kể từ thời Tam Quốc (230 CN), và phân chia các đảo xa bờ biển Trung Hoa này thành Đại Lưu Cầu (Đài Loan) và Tiểu Lưu Cầu (có thể là Quần đảo Ryukyu của Nhật Bản ngày nay). Người Hán bắt đầu định cư tại quần đảo Bành Hồ trong những năm 1200, nhưng họ đã gặp phải sự chống đối của các bộ tộc bản địa, thêm vào đó là thổ dân trên đảo không có các mặt hàng tốt hay sản vật đặc sắc để có thể giao thương, thế nhưng "thỉnh thoảng vẫn có người mạo hiểm hay các ngư dân đến trao đổi hàng hóa" cho đến thế kỷ thứ 16 Đài Loan đã công nghiệp hóa một cách nhanh chóng trong nửa cuối của thế kỷ 20, và điều này được mệnh danh là “Thần kỳ Đài Loan” (台灣奇蹟 Đài Loan cơ tích) . Đài loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á (hay 4 con hổ Châu Á). Năm 1962, Đài Loan có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người là 170 đô là Mỹ, chỉ tương được với Zaire và Cộng hòa Congo. Năm 2008 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 đô là Mỹ, Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cũng tương đương với các nước phát triển. HDI của Đài Loan năm 2007 là 0,943 (xếp thứ 27, rất cao)[37], và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cách tính mới của Liên Hiệp Quốc. Đài Loan ngày nay có một nền kinh tế năng động, tư bản, dựa vào xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Một số ngân hàng và các hãng công nghiệp lớn do chính quyền điều hành đã được tư nhân hóa. Tăng trưởng GDP thực trung bình là 8% trong suốt gần 3 thập kỷ gần dây. Xuất khẩu là động lực chính cho công nghiệp hóa. Thặng dư thương mại khá lớn và dự trữ ngoại hối của Đài Loan đứng thứ 5 thế giới tỉnh đến 31 tháng 12 năm 2007[38] Đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế Đài Loan là rất nhỏ, chỉ chiếm 2% so với 35% vào năm 1952. Từ những năm 1980, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công đã dần di dời ra hải ngoại và được thay thế với các ngành đòi hỏi tính kỹ thuật cũng như vốn đầu tư lớn. Các khu công nghệ cao đã có mặt tại tất cả các vùng tại Đài Loan. Đài Loan trở thành một trong các nhà đầu tư nước ngoài chính tại Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Theo ước tính năm 2003, có khoảng 50.000 doanh nhân và người làm ăn cũng như gia đình của họ sống tại CHNDT  photo 0dfc5aa6-c73f-47bf-9a0a-ce33ab8f2d7b_zps58468711.jpg

0 nhận xét: